- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Thẩm mỹ sau sinh
Sau sinh, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng tới sự tự tin cũng như chuyện sinh hoạt vợ chồng. Tùy kinh tế, quan điểm, bạn có thể chọn cho mình một lĩnh vực thẩm mỹ sau sinh phù hợp.
1. Phẫu thuật đặt túi ngực
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Long (Sức Khỏe & Đời Sống), đây là phẫu thuật dùng vật liệu độn (thường là túi độn nhân tạo, còn gọi là túi ngực), đặt vào phần sau tuyến vú (trước hay sau cơ ngực lớn) để nâng cao và làm cho phần hình thể vú to hơn.
Để có bộ ngực như ý, trước hết bạn cần được tư vấn và tìm hiểu trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Về vị trí phẫu thuật, thông thường có 3 đường mổ ở các vị trí khá kín đáo như đường mổ ở nách (song hành với nếp gấp vùng nách); đường mổ quanh quầng vú và đường mổ dưới bầu của nếp vú. Đường mổ thường dài khoảng 2-3cm.
Lưu ý biến chứng: Trường hợp túi ngực thủng, nếu là túi silicon, thì dịch silicon thoát ra khỏi bao sẽ khiến bộ ngực hơi bị biến dạng, hình thù khác lúc mới đặt; hoặc sờ vào ngực có cảm giác đóng cục, do silicon thoát ra đóng cục gây cứng, phần lớn ít gây đau; nếu loại túi ngực là túi nước biển thì dễ nhận biết hơn nếu bị xì, bị thủng, bởi nước biển xì ra ngấm vào cơ thể, khiến ngực sẽ xẹp thấy rõ.
2. Phẫu thuật treo vú
Có một số trường hợp sau sinh, nhất là nhiều lần cho con bú, da vùng tuyến vú bị giãn ra, làm cho tuyến vú bị hạ thấp xuống dưới vị trí bình thường. Khi đó sẽ phẫu thuật bằng cách cắt bớt da và cố định vú về vị trí cũ, tuyến vú sẽ gọn và chắc hơn.
Lưu ý biến chứng: Biến chứng ban đầu có thể gặp như đau, khó chịu do nâng cơ và da được kéo lên, nhưng sẽ quen dần sau đó. Biến chứng khác là nhiễm trùng tại chỗ, bầm tím do xuất huyết.
3. Phẫu thuật chỉnh hình thành bụng
Sau khi mang thai (nhất là trường hợp song thai, thai to), hoặc sau sinh bụng tích nhiều mỡ, sẽ được phẫu thuật thẩm mỹ bằng cách hút mỡ, cắt bớt da và may các cơ bụng cho chặt lại.
Hút mỡ bụng thường được thực hiện kèm với cắt da thừa. Đây là một phẫu thuật lớn, nên trước khi mổ người bệnh phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể, nhất là các chức năng gan, thận, tim, phổi và xét nghiệm máu.
Trong lúc tiến hành thủ thuật, người bệnh được gây mê hoàn toàn. Thời gian phẫu thuật ngắn hay dài tùy theo tình trạng sức khỏe, vòng bụng của mỗi bệnh nhân, nhưng thường kéo dài khoảng 2-3 tiếng.
Lưu ý biến chứng: Trên thực tế, đã có người bệnh tử vong do thực hiện kỹ thuật này. Bởi thế, chị em nên cần được tư vấn kỹ, cân nhắc trước khi quyết định. Bạn cũng nên nhớ rằng thủ thuật này chỉ có giá trị tạm thời, vì sau đó ăn nhiều, ít vận động thì mỡ tiếp tục tạo nên.
4. Phẫu thuật thu gọn âm đạo
Sau sinh (nhất là sinh nhiều lần) làm cho cơ vòng ống âm đạo bị giãn rộng ra. Các sợi cơ này bị rách, đứt trong lúc rặn đẻ, khiến cho ống âm đạo mất khả năng đàn hồi, dẫn đến việc người phụ nữ không còn cảm giác khi giao hợp. Đối với nam giới thì dương vật không còn được ống âm đạo ôm siết chặt vì các cơ vòng đã mất hết tính năng đàn hồi. Luồng thần kinh dẫn truyền cho sự co thắt cũng không còn hoạt động hiệu quả nữa, chất nhờn âm đạo không còn tiết ra làm cho âm đạo khô, giao hợp trở nên rát, đau đớn, chảy máu cho cả hai. Điều này làm cho cả hai dễ mất hứng thú, hay sợ khi quan hệ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình.
Về kỹ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành nối những cơ vòng của ống âm đạo, làm chặt và nhỏ lại; cắt bỏ những phần da, thịt dư thừa của âm đạo; kiến tạo lại cơ vòng của "cửa mình". Thời gian cho một cuộc phẫu thuật thường là 30-60 phút, tùy thuộc vào mức độ giãn, rộng của âm đạo.
Sau 6 tuần đến 3 tháng là hoàn toàn bình phục. Trong thời gian hồi phục, chị em không nên giao hợp hay khiêng vác nặng. Chị em có thể đi làm sau 2 tuần và có thể giao hợp trở lại sau 6 tuần.
Lưu ý biến chứng: Các biến chứng thường gặp ở phẫu thuật này gồm chảy máu do khâu cầm máu không tốt; nhiễm trùng tại chỗ, do công tác vô khuẩn trong mổ không tốt hay do vệ sinh, chăm sóc sau mổ không đúng hướng dẫn; gây trích hẹp âm đạo do thực hiện kỹ thuật sai; tổn thương gây dò âm đạo - trực tràng; rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật có thể do thuốc tê; khâu kéo gây kích thích bàng quang trực tràng.
5. May thẩm mỹ tầng sinh môn
Tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung (bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng). Khi sinh, tầng sinh môn phải giãn mỏng và mở ra để các phần của thai nhi lần lượt thoát ra ngoài. Trong giai đoạn sổ thai, nếu tầng sinh môn không giãn tốt sẽ dễ bị rách và có thể tổn thương đến nút thớ trung tâm đáy chậu. Tầng sinh môn hay đáy chậu có dạng hình trám, giới hạn ở phía trước là bờ dưới xương vệ, hai bên là hai ụ ngồi và phía sau là đỉnh xương cụt. Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Tầng sinh môn gồm có 3 tầng: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng. |
Theo bác sĩ Diệu Dung (Webtretho), may thẩm mỹ tầng sinh môn hay việc chỉnh hình âm hộ – âm đạo (labioplasty) là một tiểu phẫu.
Các tổn thương tầng sinh môn: Tất cả những trường hợp rách tầng sinh môn sau sinh (ngoại trừ những vết rách tầng sinh môn cạn) đều có thể kèm theo những tổn thương khác nhau của phần dưới âm đạo. Những vết thương như thế có thể gây tổn thương cho cơ vòng hậu môn và xuyên qua vách âm đạo. Các vết rách ở hai bên thành âm đạo thường có độ dài không bằng nhau và ngăn cách bằng một phần niêm mạc âm đạo có hình lưỡi.
Rách tầng sinh môn được chia ra làm 4 độ:
- Độ 1: Tổn thương lớp da, niêm mạc âm đạo.
- Độ 2: Tổn thương cơ âm đạo, tổn thương âm đạo nặng với rách âm đạo hai bên.
- Độ 3: Rách rộng liên quan đến rách vỏ bao ngoài hoặc đứt cơ vòng hậu môn.
- Độ 4: Tổn thương phức tạp, tổn thương niêm mạc ống hậu môn trực tràng.
May phục hồi và chăm sóc vết may tầng sinh môn sau sinh:
Sau khi gây tê tại chỗ, tầng sinh môn được may làm 3 lớp: lớp thành âm đạo, lớp cơ tầng sinh môn và lớp da. Lớp da có thể may bằng chỉ không tiêu hoặc may luồn dưới da bằng chỉ tiêu. Khi may tầng sinh môn phải đảm bảo nguyên tắc là không bị chồng mép, không so le và không còn khoảng trống giữa các lớp.
Nếu chỉ may ở phía ngoài mà không lấy sâu vào tổ chức vùng đáy chậu, niêm mạc âm đạo và lớp cơ có thể đưa đến dãn rộng âm đạo và có thể là một yếu tố góp phần gây ra sa trực tràng, sa bàng quang, sa tử cung.
Thường sản phụ được may phục hồi tầng sinh môn sau khi sổ nhau và đã kiểm tra: buồng tử cung sạch, tử cung co tốt, cổ tử cung bình thường hoặc nếu bị rách thì đã được may lại. Vết may tầng sinh môn sẽ được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ…)
Sau khi may, mỗi ngày phải sử dụng 3 lần thuốc sát trùng. Sản phụ được hướng dẫn tự rửa thêm khi tiêu, tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày. Sản phụ khuyên nên tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón…
Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh cho sản phụ trong 5 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.
May thẩm mỹ tầng sinh môn:
May thẩm mỹ tầng sinh môn hay việc chỉnh hình âm hộ – âm đạo (labioplasty) là một thủ thuật tiểu phẫu, được thực hiện ở những người phụ nữ đã sinh con, nhằm mục đích hỗ trợ giữ gìn hạnh phúc gia đình (khi sự co thắt ở lỗ âm đạo không còn hoạt động tốt sau các lần sinh) và giảm thiểu việc viêm nhiễm âm đạo, sa sinh dục.
Thường sau sinh khoảng 3 tháng trở lên, khi phần âm hộ – âm đạo co hồi trở lại bình thường, thì việc chỉnh hình âm hộ – âm đạo mới đạt được kết quả như mong muốn. Nếu khâu ngay sau sinh, thường chủ yếu là phục hồi lại cấu trúc giải phẫu của tầng sinh môn, còn kết quả thẩm mỹ – làm hẹp lại thường chỉ tương đối vì các phần phụ còn sưng nề nhiều trong quá trình chuyển dạ. Thế nên bác sĩ khó xác định cần phải cắt bỏ và khâu lại bao nhiêu là vừa. Mặt khác, khi đó bác sĩ lại không có nhiều thời gian để làm tỉ mỉ vì cần phải khâu nhanh chóng để cho sản phụ được nghỉ ngơi.
May thẩm mỹ tầng sinh môn tốt nhất là khi vừa sạch kinh. May thẩm mỹ tầng sinh môn không ảnh hưởng gì đến việc có thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, nếu đã may thẩm mỹ thì khi sinh lần sau sẽ phải cắt tầng sinh môn như là sinh con so.Vì thế nên may thẩm mỹ khi bạn đã quyết định không sinh nữa.
Khi may thẩm mỹ, phải kiêng quan hệ vợ chồng trong một tháng. Sau đó, người phụ nữ có thể sinh hoạt tình dục hoàn toàn bình thường với cảm giác giống như khi chưa sinh con.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Cách chăm sóc vết mổ sau sinh (08:05:00 01/03/2013)
- Rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc sau sinh (07:33:00 28/02/2013)
- 3 xét nghiệm sàng lọc sơ sinh (19:16:00 25/02/2013)
- Nhận thức của bé sơ sinh (10:30:00 23/02/2013)
- Thể chất bé sơ sinh (09:50:00 22/02/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |