Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

07:48:40 01/03/2013

Sau mổ đẻ, bạn sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn làm một số việc. Bạn cần thực hiện mọi yêu cầu này vì chúng có lợi cho sức khỏe của bạn.

Cụ thể là:

- Sau khi phục hồi tri giác, cảm giác sau mổ thì nên vận động chân tay. 24 tiếng sau mổ cần tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng, sao đó phải tập đi lại. Đây là bài tập khó khăn, nhưng bạn phải cố gắng với sự giúp đở của người thân.

Vận động giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp miệng vết thương mau lành, giúp gia tăng nhu động ruột; giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, giúp tử cung co hồi tốt; đồng thời dự phòng được chứng dính ruột và viêm tắc mạch. Bạn càng chịu khó vận động và đi bộ, vết mổ càng chóng lành.

- Về ăn uống, sau khi đã có trung tiện, có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt. Nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như sữa, soup, cháo nhuyễn; sau đó, tuỳ theo thể chất của sản phụ, dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường.
 
Cần lưu ý nhu cầu các chất dinh dưỡng sau sinh phải cao hơn khi đang mang thai. Người mẹ cần ăn uống đa dạng, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng; đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.

- Về việc cho bé bú sữa mẹ, sau sinh mổ, bạn vẫn cần cho bé bú mẹ sớm. Nhưng những cơn đau từ vết mổ sẽ gây khó khăn cho bạn trong một vài ngày đầu. Vì vậy, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người thân xung quanh mỗi lần chuẩn bị cho bé bú.

- Về chăm sóc vết mổ, khi ở bệnh viện, bạn sẽ được các điều dưỡng, nữ hộ sinh, bác sĩ thăm khám và chăm sóc vết mổ, được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
Khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, khi vết thương cơ bản lành tốt, bạn sẽ được cắt chỉ trước khi xuất viện. Bạn yên tâm về khoản này, việc nhiễm trùng vết mỗ là điều khó xảy ra.

Sau khi xuất viện, nếu muốn sử dụng kem liền sẹo, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc vết sẹo sau sinh

Các vết sẹo sau sinh thường khiến sản phụ đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để chăm sóc vết sẹo sau sinh mau lành và không bị nhiễm trùng?

1. Chăm sóc sẹo rạch tầng sinh môn sau sinh: Sau sinh, vết sẹo do rạch tầng sinh môn thường gây đau đớn trong vòng một tháng đầu. Khi bạn cho bé bú, vết rạch có thể đau nhói. Khi đi tiểu, vết rạch gây són tiểu. Đặc biệt, nếu bạn bị táo bón, vết rạch sẽ khiến bạn đau phát khóc mỗi khi đi đại tiện. Muốn giảm đau đớn và làm cho vết rạch nhanh lành, bạn hãy:

- Mỗi khi ngồi dậy, bạn hãy giữ lưng thật thẳng và ngồi khép chân.

- Nếu bạn mời y tá đến tắm cho bé sơ sinh, hãy nhờ họ rửa và vệ sinh vết mổ cho mình. Đến khi bé rụng rốn thì mẹ cũng lành vết rạch.

- Có thể uống thuốc giảm đau sau khi xin ý kiến bác sĩ.

- Tắm gội nhanh băng nước ấm. Mỗi ngày, nên rửa vết rạch bằng nước ấm vài lần cho mau lành.

- Hãy đặt may một chiếc gối giống như chiếc lốp xe, khuyết ở giữa để ngồi.

Lưu ý: Nếu bạn bị táo bón quá mà không muốn rặn vì sợ rách vết khâu, hãy nhờ người thân ra hiệu thuốc mua thuốc thụt cho người bị “táo”. Dùng rất hiệu quả và không làm đau vết rạch. Sau đó, mỗi buổi sáng, sau khi ăn sáng xong bạn hãy uống một cốc nước ấm pha với một ít mật ong để tiêu hóa tốt hơn.

Chăm sóc sau sinh bằng các món ăn tốt cho mẹ phòng táo bón hiệu quả là: nước cam, chanh, bưởi, nho; đu đủ chín; canh đu đủ nấu sườn; thịt gà nấu nghệ; rau lang luộc; rau ngót nấu thịt nạc thăn…

2. Chăm sóc sẹo do mổ đẻ: Với các mẹ sinh mổ, vết sẹo sẽ liền lại sau vài tháng. Tùy cơ địa từng người, vết sẹo có thể nhìn không rõ hoặc bị lồi lên và ngứa ngáy khó chịu. Một số mẹ còn bị đau vết mổ khi thay đổi thời tiết hoặc lúc mặc quần quá chật.

Hiện nay, với việc mổ thẩm mỹ, vết mổ được rạch đúng vào nếp gấp bụng dưới khiến cho chị em tự tin hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng phải 2–4 năm sau, vết sẹo mới biến mất hoàn toàn và chị em mới tự tin diện bikini được.

Bạn nên tiến hành công việc chăm sóc vết mổ sau sinh như sau:

- Nếu vết mổ ngứa, bạn đừng nên gãi mà hãy lấy bông thấm nước oxy già, lau đi lau lại vết mổ sẽ đỡ ngứa.

- Nếu vết mổ căng tức, tiết dịch, mọc lông, khi nhổ một sợi lông ra thấy kèm theo mủ ở chân lông thì bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ cần đến bác sĩ để được trích lấy mủ.

Lưu ý: Những ngày đầu sau sinh, vết sẹo do rạch tầng sinh môn hay do mổ đẻ đều rất đau nhức, khó chịu. Vệ sinh vết sẹo sạch sẽ mỗi ngày sẽ khiến chúng mau lành và không bị nhiễm trùng hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo