Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Cho bé uống thuốc và bảo quản thuốc
14:33:40 21/11/2012
Các bé dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn người lớn. Nếu bạn cho con uống thuốc sai liều hoặc sai thời gian thì không những giảm hiệu quả chữa bệnh mà thậm chí còn có thể gây hại cho bé.
Hỏi bác sĩ
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc bạn định cho bé uống. Bạn cần biết tên thuốc, cách dùng, tác dụng cũng như tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Thuốc có phản ứng với các loại thuốc khác mà bạn cho bé uống không? Bạn sẽ phải làm gì nếu quên một liều thuốc của bé? Thuốc có cần bảo quản trong tủ lạnh không hoặc có cần để tránh xa nguồn nhiệt? Có thể cho bé uống thuốc trộn lẫn với đồ ăn hoặc kiêng ăn thứ gì không?
Một số thuốc được chỉ định uống sau khi ăn nhưng cũng có loại uống khi đói. Một số loại thuốc hấp thu tốt hơn nếu kết hợp cùng một số thực phẩm nhất định.
Bạn cũng cần đảm bảo là hiểu liều lượng, cách dùng cũng như thời gian cho bé uống thuốc.
Cách tốt nhất đảm bảo bé uống thuốc đủ liều là có dụng cụ đo lường phù hợp. Nghĩa là không nên dùng thìa ăn cơm để đong (đo) liều thuốc cho bé. Thay vào đó nên dùng thìa, cốc nhựa khắc số ml đính kèm chai (lọ) thuốc.
Với những bé còn nhỏ, nên dùng xi-lanh để cho bé uống thuốc thay vì dùng thìa. Bởi vì xi-lanh giúp thuốc đi sâu vào miệng và cổ họng của bé. Nếu bé giãy giụa định nhè thuốc ra, bạn nên dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng vành một bên má của bé ra, đưa đầu ống xi-lanh thuốc vào bên má đó rồi bóp nhẹ để thuốc vào khoang miệng. Bỏ tay mẹ ra khi bé đã nuốt hết thuốc. Cách này giúp hạn chế tình trạng bé “phun” thuốc ra ngoài.
Hiểu đúng về liều lượng thuốc
Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như bao bì thuốc trước khi bạn cho bé uống một loại thuốc cụ thể nào đó. Nếu hướng dẫn ghi “uống 4 lần một ngày” thì bạn nên chia đều lần uống thuốc trong ngày, khi bé còn thức, đừng đợi bé ngủ rồi đánh thức bé dậy để cho uống đủ liều.
Đọc kỹ hướng dẫn để xem cho bé uống thuốc sau khi đã ăn no hay trước bữa ăn (khi còn đói) hoặc có đồ ăn nào cần kiêng hay ăn kèm khi bé uống thuốc không.
Bảo quản thuốc an toàn
Hãy bảo quản thuốc trong lọ và hộp giấy bên ngoài, kèm hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn làm mất vỏ hộp thuốc hoặc hướng dẫn, bạn có thể sẽ quên cách dùng cũng như liều lượng sử dụng của thuốc.
Một số loại thuốc, trong đó có kháng sinh có thể cần được bảo quản trong tủ lạnh. Một số khác chỉ cần để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay nguồn nhiệt… Không để thuốc trong nhà tắm vì đọ ẩm và hơi óng (khi bạn dùng bình nóng lạnh) có thể làm hỏng thuốc.
Hỏi bác sĩ
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc bạn định cho bé uống. Bạn cần biết tên thuốc, cách dùng, tác dụng cũng như tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Thuốc có phản ứng với các loại thuốc khác mà bạn cho bé uống không? Bạn sẽ phải làm gì nếu quên một liều thuốc của bé? Thuốc có cần bảo quản trong tủ lạnh không hoặc có cần để tránh xa nguồn nhiệt? Có thể cho bé uống thuốc trộn lẫn với đồ ăn hoặc kiêng ăn thứ gì không?
Một số thuốc được chỉ định uống sau khi ăn nhưng cũng có loại uống khi đói. Một số loại thuốc hấp thu tốt hơn nếu kết hợp cùng một số thực phẩm nhất định.
Bạn cũng cần đảm bảo là hiểu liều lượng, cách dùng cũng như thời gian cho bé uống thuốc.
Cách tốt nhất đảm bảo bé uống thuốc đủ liều là có dụng cụ đo lường phù hợp. Nghĩa là không nên dùng thìa ăn cơm để đong (đo) liều thuốc cho bé. Thay vào đó nên dùng thìa, cốc nhựa khắc số ml đính kèm chai (lọ) thuốc.
Với những bé còn nhỏ, nên dùng xi-lanh để cho bé uống thuốc thay vì dùng thìa. Bởi vì xi-lanh giúp thuốc đi sâu vào miệng và cổ họng của bé. Nếu bé giãy giụa định nhè thuốc ra, bạn nên dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng vành một bên má của bé ra, đưa đầu ống xi-lanh thuốc vào bên má đó rồi bóp nhẹ để thuốc vào khoang miệng. Bỏ tay mẹ ra khi bé đã nuốt hết thuốc. Cách này giúp hạn chế tình trạng bé “phun” thuốc ra ngoài.
Hiểu đúng về liều lượng thuốc
Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như bao bì thuốc trước khi bạn cho bé uống một loại thuốc cụ thể nào đó. Nếu hướng dẫn ghi “uống 4 lần một ngày” thì bạn nên chia đều lần uống thuốc trong ngày, khi bé còn thức, đừng đợi bé ngủ rồi đánh thức bé dậy để cho uống đủ liều.
Đọc kỹ hướng dẫn để xem cho bé uống thuốc sau khi đã ăn no hay trước bữa ăn (khi còn đói) hoặc có đồ ăn nào cần kiêng hay ăn kèm khi bé uống thuốc không.
Bảo quản thuốc an toàn
Hãy bảo quản thuốc trong lọ và hộp giấy bên ngoài, kèm hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn làm mất vỏ hộp thuốc hoặc hướng dẫn, bạn có thể sẽ quên cách dùng cũng như liều lượng sử dụng của thuốc.
Một số loại thuốc, trong đó có kháng sinh có thể cần được bảo quản trong tủ lạnh. Một số khác chỉ cần để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay nguồn nhiệt… Không để thuốc trong nhà tắm vì đọ ẩm và hơi óng (khi bạn dùng bình nóng lạnh) có thể làm hỏng thuốc.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Lời khuyên đưa bé đi vườn bách thú (11:15:00 20/11/2012)
- 5 ‘kỹ thuật’ làm dịu bé quấy khóc (09:57:00 18/11/2012)
- 6 lời khuyên đi mua sắm cùng con (09:50:00 16/11/2012)
- 8 món tăng sức khỏe cho mẹ sau sinh (11:44:00 15/11/2012)
- Chữa ho bằng mật ong cho bé trên một tuổi (08:57:00 14/11/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Cho bé uống thuốc và bảo quản thuốc
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo