Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ngôn ngữ và nhận thức của bé 13 tháng

14:13:40 28/11/2012

Tới 13 tháng tuổi, nhiều bé bập bẹ 3-4 từ có nghĩa. Chẳng hạn, bé ríu rít ‘bà bà’, ‘mệ mệ’ (mẹ mẹ) hoặc bập bẹ câu gì đó gần giống như ‘đi đi’, ‘bye, bye’… Nhưng cũng đừng buồn nếu bé chưa phát âm được từ gì có nghĩa.

Bé vẫn còn ở trong giai đoạn mà các chuyên gia gọi là “hấp thu ngôn ngữ bị động”, tức là bé lắng nghe và nghi nhớ nhiều từ ngữ xung quanh và sẽ sử dụng để nói sau này. Ngay cả khi bé chưa nói được từ gì rõ ràng thì bé vẫn có khả năng giao tiếp bằng cử chỉ (giang tay khi muốn được bế), âm thanh, điệu bộ cơ thể như lắc đầu khi bé không muốn.

Điều cha mẹ nên làm

Cha mẹ nên khuyến khích bé học từ mới bằng cách gọi tên sự việc, đồ vật… càng nhiều càng tốt. Hãy dùng câu đơn giản, rõ ràng và bằng giọng điệu người lớn (không nhại giọng để bắt chước tiếng bi bô của các bé). Nói với bé khi bạn muốn đặt bé ngồi trong xe đẩy. Khi bạn đưa bé đi siêu thị, hãy kể với con tất cả những thứ hai mẹ con nhìn thấy: “Quả chuối này con” hoặc “Ôi, nhiều sữa quá”… Kể với bé nhiều hơn nữa ngay cả khi bạn không thấy bé có phản ứng gì, hãy để bé thấy hứng thú hoặc được tham gia vào hành trình mua sắm cùng mẹ. Điều này giúp bồi đắp kỹ năng ngôn ngữ cũng như giao tiếp ở bé.

Hãy ngân nga cùng bé những bài hát, đặc biệt vừa hát vừa diễn kèm cử chỉ, như con vịt vẫy cánh, con mèo kêu “meo, meo”… giúp thu hút và khiến bé thấy hứng thú với âm nhạc.

Một mặt khác của giao tiếp là lắng nghe. Nếu bạn muốn khuyến khích bé hay nói thì bạn nên lắng nghe chăm chú khi bé đang cố gắng giao tiếp với mẹ như thể bạn hiểu tất cả những gì bé nói. Nhìn vào bé, nở nụ cười và bé sẽ muốn được kể với mẹ nhiều điều hơn thế. Đồng thời, bé sẽ học được bài học phải lắng nghe cẩn thận trong khi người đối diện đang nói.

Nếu bé 13 tháng chỉ bập bẹ được vài từ không rõ nghĩa thì cũng có nghĩa, bé đang cố giao tiếp với mọi người. Một số bé dưới 13 tháng biết vẫy tay, hôn gió, lắc hoặc gật đầu khi muốn bày tỏ thích hoặc không thích. Những ngôn ngữ cử chỉ này bé có thể nhìn và bắt chước từ mẹ.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bé có thể dùng rất nhiều cử chỉ khác nhau để giao tiếp với mẹ, nhất là khi mẹ dạy cho bé.

Nhận thức về xung quanh

Bé có thể bắt chước khi mẹ cho chó, mèo ăn hoặc tưới nước trong vườn, đồng thời bé còn thích chăm chú khi nghe mẹ dặn dò hoặc hướng dẫn bé cách làm thử. Lần tới, khi bạn nghe bé bập bẹ, hãy chú ý giải nghĩa xem bé đang muốn nói gì. Bạn có thể nhận ra những chuỗi âm thanh ríu ran của bé có ý nghĩa gì đó, cho dù bé chưa thể nói rõ từng từ.

Khi bạn hỏi bé, bé có thể đáp lại bằng một chuỗi những âm thanh bập bẹ hoặc cử chỉ, dấu hiệu rằng bé đã hiểu lời mẹ nói. Bạn có thể quan sát thấy những phản ứng khác nhau của bé khi bé muốn từ chối, chẳng hạn lắc đầu, quay đi, giật tay lại…

13 tháng tuổi, bé bắt đầu hiểu được khái niệm tồn tại của đồ vật. Nói cách khác, bé bắt đầu nhận ra rằng một đồ chơi vẫn ở đấy ngay cả khi bé không trông thấy. Để kiểm tra nhận thức của bé, mẹ có thể giấu đồ chơi sau ghế và chờ xem bé sẽ tìm được đồ chơi, mang lại cho mẹ. Hoặc bạn giấu thú bông trong chăn để bé đi tìm.

Lưu ý an toàn: Nhận thức của bé còn non nên bé thích khám phá xung quanh bằng cách sờ, giật, nắm, chọc ngón tay vào mọi thứ như ổ điện, con dao, cái tăm… Bởi thế, bạn cần trông chừng và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà để phòng tránh tai nạn thương tích cho con.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo