Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Thói quen ngoáy mũi
13:00:40 22/11/2012
Bé thích ngoáy mũi có thể do tò mò hoặc buồn chán. Giống như những thói quen khác, ngoáy mũi giúp giảm căng thẳng hoặc giúp bé ‘tiêu hao’ thời gian rỗi.
Mặc dù nhiều cha mẹ xem đây là một trong “những thói quen do thần kinh căng thẳng” của bé (gồm mút tay, gặm móng tay, giựt tóc, nghiến răng) thì ngoáy mũi cũng không phải là dấu hiệu cho thấy bé đang lo lắng tột độ.
Phần lớn các bé sẽ tự bỏ thói quen này khi bé không còn hứng thú hoặc khi bé bị bạn bè trêu chọc.
Đừng phạt bé: Bạn có thể không chịu nổi mỗi khi thấy con ngoáy mũi nhưng cũng không nhất thiết phải phạt bé vì bé vẫn chưa thể biết mình có lỗi gì. Dán miếng băng dính vào đầu ngón tay trỏ có thể là cách khi mẹ muốn bé chấm dứt ngoáy mũi nhưng sẽ gây vướng víu, khó chịu cho bé. Bé có thể cáu vì nghĩ đây là một hình phạt không công bằng. Thay vào đó trong những trường hợp này, bạn có thể đánh lạc hướng để bé ngừng ngoáy mũi hoặc chia sẻ để bé biết, ngoáy mũi nhiều sẽ bị chảy máu, sổ mũi… Bé càng sớm nhận ra ngoáy mũi có hại thế nào thì bé càng nhanh chóng tự nguyện bỏ thói quen này.
Chặn trước khi bé chuẩn bị ngoáy mũi: Nếu bạn nhận ra có những thời điểm hoặc địa điểm bé thường thích ngoáy mũi, chẳng hạn khi xem tivi hoặc ngồi trên ôtô, hãy cho bé một việc để bé bận rộn, ví dụ như đưa cho bé một quả bóng cao su, một con thỏ bằng nhựa, con rối tay để chơi…
Kiểm tra: Bé ngoáy mũi nhiều có thể làm chảy máu mũi hoặc nếu thói quen này ở bé là dấu hiệu của thần kinh căng thẳng (bé mút ngón tay tưởng như lõm cả ngón, ngoáy mũi tới chảy máu và không thể ngủ ngon, chẳng hạn) thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Chờ đợi: Một khi bé đã lớn hơn và dùng tay cho nhiều việc như xây lâu đài Lego, trộn bột làm bánh… thì bé sẽ có đủ nhận thức cũng như kỹ năng để chấm dứt ngoáy mũi. Nếu bé vẫn còn ngoáy mũi tới khi đã bước vào mẫu giáo lớn hoặc bậc tiểu học thì có thể bạn bè của bé sẽ “ê” bé rằng: “Eo, xem bạn Tôm ngoáy mũi xấu chưa kìa”, hẳn khi ấy bé sẽ biết ngưng thói quen này vì xấu hổ.
Mặc dù nhiều cha mẹ xem đây là một trong “những thói quen do thần kinh căng thẳng” của bé (gồm mút tay, gặm móng tay, giựt tóc, nghiến răng) thì ngoáy mũi cũng không phải là dấu hiệu cho thấy bé đang lo lắng tột độ.
Phần lớn các bé sẽ tự bỏ thói quen này khi bé không còn hứng thú hoặc khi bé bị bạn bè trêu chọc.
Đừng phạt bé: Bạn có thể không chịu nổi mỗi khi thấy con ngoáy mũi nhưng cũng không nhất thiết phải phạt bé vì bé vẫn chưa thể biết mình có lỗi gì. Dán miếng băng dính vào đầu ngón tay trỏ có thể là cách khi mẹ muốn bé chấm dứt ngoáy mũi nhưng sẽ gây vướng víu, khó chịu cho bé. Bé có thể cáu vì nghĩ đây là một hình phạt không công bằng. Thay vào đó trong những trường hợp này, bạn có thể đánh lạc hướng để bé ngừng ngoáy mũi hoặc chia sẻ để bé biết, ngoáy mũi nhiều sẽ bị chảy máu, sổ mũi… Bé càng sớm nhận ra ngoáy mũi có hại thế nào thì bé càng nhanh chóng tự nguyện bỏ thói quen này.
Chặn trước khi bé chuẩn bị ngoáy mũi: Nếu bạn nhận ra có những thời điểm hoặc địa điểm bé thường thích ngoáy mũi, chẳng hạn khi xem tivi hoặc ngồi trên ôtô, hãy cho bé một việc để bé bận rộn, ví dụ như đưa cho bé một quả bóng cao su, một con thỏ bằng nhựa, con rối tay để chơi…
Kiểm tra: Bé ngoáy mũi nhiều có thể làm chảy máu mũi hoặc nếu thói quen này ở bé là dấu hiệu của thần kinh căng thẳng (bé mút ngón tay tưởng như lõm cả ngón, ngoáy mũi tới chảy máu và không thể ngủ ngon, chẳng hạn) thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Chờ đợi: Một khi bé đã lớn hơn và dùng tay cho nhiều việc như xây lâu đài Lego, trộn bột làm bánh… thì bé sẽ có đủ nhận thức cũng như kỹ năng để chấm dứt ngoáy mũi. Nếu bé vẫn còn ngoáy mũi tới khi đã bước vào mẫu giáo lớn hoặc bậc tiểu học thì có thể bạn bè của bé sẽ “ê” bé rằng: “Eo, xem bạn Tôm ngoáy mũi xấu chưa kìa”, hẳn khi ấy bé sẽ biết ngưng thói quen này vì xấu hổ.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Cho bé uống thuốc và bảo quản thuốc (14:50:00 21/11/2012)
- Lời khuyên đưa bé đi vườn bách thú (11:15:00 20/11/2012)
- 5 ‘kỹ thuật’ làm dịu bé quấy khóc (09:57:00 18/11/2012)
- 6 lời khuyên đi mua sắm cùng con (09:50:00 16/11/2012)
- 8 món tăng sức khỏe cho mẹ sau sinh (11:44:00 15/11/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Thói quen ngoáy mũi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo