Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Trò chuyện với con theo từng giai đoạn

09:17:40 29/10/2012

Bé nhũ nhi thích được nghe giọng nói quen thuộc. Trò chuyện với cha mẹ, người thân hàng ngày giúp bé tìm hiểu về giao tiếp, cũng như cách bày tỏ cảm xúc, ý tưởng của mình.

>> Giao tiếp với bé dưới 1 tuổi 
>> Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp (2-3 tuổi)

Lời khuyên nói chuyện với bé mới sinh

- Từ khi chào đời, bé đã thích nghe giọng mẹ. Vì vậy, tiếp tục trò chuyện, ví dụ nói cho bé nghe về những gì bạn đang làm như thay bỉm, chuẩn bị đi tắm hoặc tới siêu thị. Chẳng hạn: “Mẹ con mình chuẩn bị đi tắm thôi. Nước ấm đây rồi. Ôi, tắm mát mẻ, sạch khỏe nào”.

- Biểu lộ các cử chỉ như làm cho khuôn mặt buồn cười, thè lưỡi ra… và chờ xem, bé sẽ sớm làm bản sao của bạn. Đây là một phần giao tiếp thủa còn non nớt của bé.

- Hãy chú ý khi bé bắt đầu di chuyển miệng, chân tay, cười hoặc ồn ào để giao tiếp với mẹ. Đáp lời những nỗ lực của bé và cho thấy mẹ đang lắng nghe: “Con được tắm nắng thích không?”.

- Khi nói chuyện với bé sơ sinh, cố gắng nhẹ nhàng chạm vào khuôn mặt của bé, cánh tay hay ngón tay để bộc lộ là bạn đang trò chuyện và lắng nghe bé.

- Lặp lại những bài hát ru quen thuộc giúp bé ghi nhớ giai điệu, câu từ và có tác dụng trấn an tinh thần cho bé.

- Không bao giờ là quá sớm để thưởng thức một câu chuyện. Nên đọc sách cùng bé.

- Khi bé bắt đầu ríu rít, nên bắt chước lại những âm thanh đó. Bạn có thể dùng cách này để giao tiếp với bé nhiều hơn nữa. “Trò chuyện bập bẹ” là cách tuyệt vời cho cả hai mẹ con.

Lời khuyên trò chuyện cho bé mới biết đi

- Miêu tả những gì con bạn đang làm: “Con đang chơi xe tải à? Xe tải màu vàng. Còn tài xế đâu con?”. Chọn câu ngắn và chờ nói xong ý này mới sang ý khác. Bạn nên dùng từ ngữ đơn giản và lặp lại một hành động tương tự theo cách hơi khác nhau.

- Tương tự, mô tả những gì bạn đang làm cho bé. Cho dù đó là khi bạn đang pha trà, chuẩn bị đi chợ, gập quần áo… chỉ cần trò chuyện về những gì bạn đang làm.

- Để bé biết bạn đang thực sự lắng nghe và quan tâm tới bé. Tạm dừng giây lát để bé bắt nhịp với câu chuyện của mẹ hoặc để bé tham gia vào câu chuyện đó. Kiên nhẫn chờ xem bé định nói gì.

- Hát và đọc truyện cùng bé là cách giao tiếp tuyệt vời.

- Nhìn vào mắt bé và xem bé định tìm thứ gì. Dừng lại một lúc và cúi xuống ngang với bé. Trò chuyện với bé về bất kỳ điều gì đang làm bé chú ý.

- Lắng nghe những gì bé cố gắng bộc bạch với mẹ. Nếu bé bập bẹ: “Mẹ, i ơi”, hãy lặp lại với câu đầy đủ: “Mẹ, đi chơi”.

- Hỏi con bạn những câu hỏi mở - những câu mà không có đáp án là “có” hay “không”. Ví dụ: “Đồ chơi nào con muốn mang ra khỏi hộp tiếp theo?”, “Con thấy gì trong công viên sáng nay?”…

Sự phát triển ngôn ngữ bình thường

Bé mới biết đi tới 3 tuổi có thể nói được nhiều – ít từ, nói sõi hay còn ngọn nghịu. Bé vẫn đang tiếp tục trong quá trình học cách phát âm đúng, hiểu nghĩ của từ, dùng đúng từ và đặt từ đúng trật tự trong câu. Bé cũng đang học cách làm sao để giao tiếp đúng, xét xem liệu mẹ có hiểu những gì bé nói hay bé có hiểu những gì mẹ nói…

Nhiều bé chưa nói sõi nhưng sẽ chỉ tay vào thứ được hỏi hoặc làm theo yêu cầu đơn giản của mẹ, ví dụ: “Bụng của con đâu?”, “Lấy cho mẹ quả bóng màu đỏ”.

Khi cần lo lắng

Nếu bạn lo lắng về kỹ năng ngôn ngữ của con, nên nhớ là các bé phát triển với tốc độ khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn lo ngại về con, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo