Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Cơ chế sản xuất sữa mẹ
08:40:40 27/12/2011
Ngay từ khi mang thai, ngực của mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thời kỳ này, ngực của mẹ mềm và sưng lên, bởi các kích thích tố.
>> Điều cần biết về vắt sữa
Bạn cũng có thể thấy, quầng vú (vùng da sậm màu quanh núm vú) sậm hơn. Vào thời điểm bé được sinh ra, các mô ở tuyến ngực mẹ sẽ tăng gấp đôi kích thước. Sau đó, khi sữa “về”, ngực mẹ sẽ căng và nặng hơn (ngực mẹ có thể nặng thêm tới 700g khi nuôi con bằng sữa mẹ).
Cơ thế sản xuất sữa mẹ
- Tuyến sữa sản xuất sữa. Đây là cụm túi nhỏ trong vú, được bao quanh bởi các bắp thịt, co bóp để đẩy sữa vào các ống dẫn sữa.
- Ống dẫn sữa được ví như một ống hút, lấy sữa từ bên trong và đưa tới miệng bé ở núm ti mẹ. Các ống dẫn sữa bắt đầu tăng kích thước và số lượng ngay từ khi mang thai. Người mẹ có khoảng 9 ống (hoặc nhiều hơn) ở mỗi vú trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Thời điểm bắt đầu cho bé bú
Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi bé chào đời. Sữa non nhiều kem, protein và ít chất béo. Đây là nguồn sữa dễ tiêu hóa quý giá với các chất kháng thể chống lại bệnh tật được gọi là globulin miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Sữa mẹ sẽ “xuống” trong khoảng 3 ngày sau sinh. Mức độ prolactin điều chỉnh, giúp mẹ sản xuất sữa chính thức, không còn là sữa non nữa.
Điều xảy ra khi bé bắt đầu bú mẹ
Khi bé bú mẹ, kích thích từ miệng bé vào núm vú mẹ tác động tới tuyến yên, khiến cơ thể mẹ bắt đầu giải phóng oxytocin vào máu. Khi các oxytocin theo máu vào tới vú mẹ, nó gây co bóp ở các tuyến sữa (nơi chứa đầy sữa mẹ). Sữa mẹ tiếp tục di chuyển dọc theo các ống dẫn sữa (ngay dưới quầng vú). Sau đó, sữa sẽ từ các ống dẫn đi vào miệng bé.
Nếu bạn cảm thấy đau đớn, ngực căng sữa trong những ngày đầu tiên thì bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn.
Trong những ngày đầu tiên, khi bé bú mẹ, người mẹ sẽ cảm thấy vài cơn co thắt ở bụng. Đó là do oxytocin bắt đầu “làm việc”, giúp thu hẹp tử cung mẹ trở lại kích thước như trước khi mang thai.
Cách để mẹ đủ sữa cho con
Khi bé bú mẹ, kích thích mút từ bé giúp mẹ giải phóng nhiều hormone prolactin. Ngược lại, prolactin lại giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Điều này khiến mẹ luôn đủ sữa cho con vào cữ bú tiếp theo. Vì thế, nếu càng cho con bú thường xuyên thì mẹ càng có nhiều prolactin trong máu, càng có nhiều prolactin thì sữa mẹ càng nhiều. Điều này cũng lý giải vì sao chu kỳ kinh nguyệt tạm thời “đi vắng” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên dần dần, mức độ sản xuất prolactin sẽ giảm và kỳ kinh của mẹ quay lại. Thời gian kinh nguyệt quay lại có thể rơi vào lúc đang cho con bú mẹ hoàn toàn. Mặc dù vậy, người mẹ vẫn có nhiều sữa bởi thời gian này, sản xuất sữa không còn phụ thuộc vào prolacin mà vào sự kích thích từ bú mẹ của bé.
Sữa mẹ có chứa một loại protein đặc biệt, gọi là feedback inhibitor of lactation (FIL), quyết định mỗi bên ngực mẹ sẽ sản xuất bao nhiêu sữa. Nếu mẹ cho con bú cạn mỗi bên ngực mẹ thường xuyên thì hàm lượng FIL trong vú mẹ sẽ thấp. Mức thấp của FIL lại kích thích sản xuất sữa tốt hơn. Do đó, nên cho bé bú cạn mỗi bên ngực mới nên đổi bên.
FIL quyết định lượng sữa mỗi bên ngực mẹ là riêng biệt. Nghĩa là, một bên vú mẹ có thể ít sữa nhưng bên vú còn lại thì đủ. Điều này giải thích vì sao ngay cả khi mẹ bị tắc sữa ở một bên vú thì vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ ở bên vú kia. Nó cũng giải thích lý do những người mẹ sinh đôi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, với mỗi bé trên mỗi vú mẹ.
>> Điều cần biết về vắt sữa
Bạn cũng có thể thấy, quầng vú (vùng da sậm màu quanh núm vú) sậm hơn. Vào thời điểm bé được sinh ra, các mô ở tuyến ngực mẹ sẽ tăng gấp đôi kích thước. Sau đó, khi sữa “về”, ngực mẹ sẽ căng và nặng hơn (ngực mẹ có thể nặng thêm tới 700g khi nuôi con bằng sữa mẹ).
Cơ thế sản xuất sữa mẹ
Tuyến vú trong ngực là cơ quan sản xuất sữa mẹ. Trong mỗi tuyến vú gồm các phần khác nhau, đóng vai trò đưa sữa mẹ ra ngoài:
- Tuyến sữa sản xuất sữa. Đây là cụm túi nhỏ trong vú, được bao quanh bởi các bắp thịt, co bóp để đẩy sữa vào các ống dẫn sữa.
- Ống dẫn sữa được ví như một ống hút, lấy sữa từ bên trong và đưa tới miệng bé ở núm ti mẹ. Các ống dẫn sữa bắt đầu tăng kích thước và số lượng ngay từ khi mang thai. Người mẹ có khoảng 9 ống (hoặc nhiều hơn) ở mỗi vú trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Thời điểm bắt đầu cho bé bú
Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi bé chào đời. Sữa non nhiều kem, protein và ít chất béo. Đây là nguồn sữa dễ tiêu hóa quý giá với các chất kháng thể chống lại bệnh tật được gọi là globulin miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Sữa mẹ sẽ “xuống” trong khoảng 3 ngày sau sinh. Mức độ prolactin điều chỉnh, giúp mẹ sản xuất sữa chính thức, không còn là sữa non nữa.
Điều xảy ra khi bé bắt đầu bú mẹ
Khi bé bú mẹ, kích thích từ miệng bé vào núm vú mẹ tác động tới tuyến yên, khiến cơ thể mẹ bắt đầu giải phóng oxytocin vào máu. Khi các oxytocin theo máu vào tới vú mẹ, nó gây co bóp ở các tuyến sữa (nơi chứa đầy sữa mẹ). Sữa mẹ tiếp tục di chuyển dọc theo các ống dẫn sữa (ngay dưới quầng vú). Sau đó, sữa sẽ từ các ống dẫn đi vào miệng bé.
Nếu bạn cảm thấy đau đớn, ngực căng sữa trong những ngày đầu tiên thì bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn.
Trong những ngày đầu tiên, khi bé bú mẹ, người mẹ sẽ cảm thấy vài cơn co thắt ở bụng. Đó là do oxytocin bắt đầu “làm việc”, giúp thu hẹp tử cung mẹ trở lại kích thước như trước khi mang thai.
Cách để mẹ đủ sữa cho con
Khi bé bú mẹ, kích thích mút từ bé giúp mẹ giải phóng nhiều hormone prolactin. Ngược lại, prolactin lại giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Điều này khiến mẹ luôn đủ sữa cho con vào cữ bú tiếp theo. Vì thế, nếu càng cho con bú thường xuyên thì mẹ càng có nhiều prolactin trong máu, càng có nhiều prolactin thì sữa mẹ càng nhiều. Điều này cũng lý giải vì sao chu kỳ kinh nguyệt tạm thời “đi vắng” trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên dần dần, mức độ sản xuất prolactin sẽ giảm và kỳ kinh của mẹ quay lại. Thời gian kinh nguyệt quay lại có thể rơi vào lúc đang cho con bú mẹ hoàn toàn. Mặc dù vậy, người mẹ vẫn có nhiều sữa bởi thời gian này, sản xuất sữa không còn phụ thuộc vào prolacin mà vào sự kích thích từ bú mẹ của bé.
Sữa mẹ có chứa một loại protein đặc biệt, gọi là feedback inhibitor of lactation (FIL), quyết định mỗi bên ngực mẹ sẽ sản xuất bao nhiêu sữa. Nếu mẹ cho con bú cạn mỗi bên ngực mẹ thường xuyên thì hàm lượng FIL trong vú mẹ sẽ thấp. Mức thấp của FIL lại kích thích sản xuất sữa tốt hơn. Do đó, nên cho bé bú cạn mỗi bên ngực mới nên đổi bên.
FIL quyết định lượng sữa mỗi bên ngực mẹ là riêng biệt. Nghĩa là, một bên vú mẹ có thể ít sữa nhưng bên vú còn lại thì đủ. Điều này giải thích vì sao ngay cả khi mẹ bị tắc sữa ở một bên vú thì vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ ở bên vú kia. Nó cũng giải thích lý do những người mẹ sinh đôi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, với mỗi bé trên mỗi vú mẹ.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Cảm lạnh thông thường ở bé (14:03:00 25/12/2011)
- Bé lơ đễnh khi bú mẹ (08:09:00 23/12/2011)
- Sự hiểu biết ở bé dưới 1 tuổi (08:30:00 22/12/2011)
- 3 câu hỏi với bé cắn ti mẹ (08:22:00 21/12/2011)
- Hội chứng bẹt đầu (07:45:00 20/12/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Cơ chế sản xuất sữa mẹ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo