Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Sự hiểu biết ở bé dưới 1 tuổi
08:13:40 22/12/2011
Trong những tháng đầu đời, em bé của bạn giống như một ‘du khách nước ngoài’ vì mọi thứ đều lạ lẫm với bé. Bé chưa thể hiểu những gì mẹ đang nói với bé. Tuy nhiên, bé sẽ học hỏi nhanh chóng và hiểu biết của bé cũng phát triển không ngừng.
>> Sự phát triển trong 2 năm đầu đời
Thời điểm bé bắt đầu hiểu từ ngữ
Ban đầu, bé chưa hiểu ý nghĩa các từ mà bạn sử dụng nhưng bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ và được trấn an bởi giọng mẹ.
Bé cũng sớm nhận ra cảm xúc của mẹ, chẳng hạn khi mẹ yêu thương, quan tâm, lo lắng hay giận dữ với bé. Khoảng 7 tháng tuổi, bé có thể dùng cử chỉ tay (hoặc các dấu hiệu cơ thể khác) có ý nghĩa. Ví dụ, bé có thể nâng cả hai tay để báo hiệu rằng bé muốn được bế.
Khi bé 9 tháng, bé có thể nhận ra và phản ứng với tên gọi của bé.
Khi bé được 12-15 tháng tuổi, bé có thể hiểu những yêu cầu đơn giản như: “Đưa nó cho mẹ” hoặc “Mở cửa”…
Đến 2-3 tuổi, bé có thể hiểu cùng lúc 2 yêu cầu như: “Đi xuống bếp và cầm giày của con lên đây”. Bé có vốn từ vựng vài trăm từ và sẽ hiểu nhiều hơn nữa.
Bé dưới 1 tháng tuổi: Thời điểm chào đời, bé chưa có hiểu biết gì về thế giới. Tuy nhiên, bé xây dựng hiểu biết dần dần mỗi ngày. Bé có thể hiểu được biểu hiện nét mặt, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, tình cảm của cha mẹ và người thân. Bé cũng dần hiểu rằng mẹ sẽ làm gì đó để đáp ứng nhu cầu của bé, chẳng hạn khi bé khóc thì được mẹ bế lên hay được mẹ cho ti khi đói.
2-3 tháng tuổi: Bé tiếp tục “hấp thụ” mọi thứ từ môi trường xung quanh. Hoạt động yêu thích của bé là theo dõi những gì đã diễn ra quanh mình. Bé hiểu rằng mẹ sẽ vỗ về, cho ti và chơi với bé khi bé cần.
Nụ cười đầu tiên ở bé là khi bé được khoảng 6 tuần tuổi, mang lại niềm vui cho mẹ. Bé cũng thấy được nụ cười của mẹ và cố gắng để tiếp tục cười với mẹ.
Khoảng 3 tháng, bé có thêm một số âm thanh “ríu rít” với nụ cười – những nỗ lực đầu tiên để có một cuộc trò chuyện với mẹ. Hãy “chớp” lấy nỗ lực của con và sau đó, cho bé nhiều cơ hội để nói chuyện cùng mẹ.
4-7 tháng: Bé có phản ứng khác nhau, tùy vào giọng điệu của mẹ. Khi bạn thân thiện, bé sẽ có phản ứng vui vẻ. Nếu bạn gằn giọng, quát lớn, bé có thể sẽ khóc. Bé cũng biết sự khác biệt giữa khuôn mặt người lạ và người quen thuộc. Khi bé 6-7 tháng, bé có thể khóc nếu được mẹ trao tay cho người khác mà bé chưa nhận ra.
8-12 tháng: Bé bắt đầu hiểu hơn với các yêu cầu đơn giản. Bạn hỏi bé nếu bé muốn ăn tối chưa, bé có thể cho mẹ biết. Bé cũng bắt đầu khám phá nhiều hơn với đồ vật quanh mình. Bạn đưa cho con một đĩa thức ăn, bé có thể ném nó xuống sàn nhà. Đó là cách để bé hiểu rằng, ném đồ vật ở nơi này thì đồ vật sẽ bị rơi xuống nơi khác. Hoặc khi ném, bé sẽ tìm hiểu xem mẹ sẽ làm gì, bé ghi nhận phản ứng của mẹ và để có thể bắt chước trong tương lai. Sau đó, bé tiếp tục trò chơi ném và chờ xem mẹ có phản ứng theo cùng một cách không.
Khoảng 9 tháng, bé nhận ra tên của mình và biết mẹ đang gọi mình. Bé thậm chí sẽ phản ứng bằng cách di chuyển về phía mẹ.
>> Sự phát triển trong 2 năm đầu đời
Thời điểm bé bắt đầu hiểu từ ngữ
Ban đầu, bé chưa hiểu ý nghĩa các từ mà bạn sử dụng nhưng bé sẽ nhận ra giọng nói của mẹ và được trấn an bởi giọng mẹ.
Bé cũng sớm nhận ra cảm xúc của mẹ, chẳng hạn khi mẹ yêu thương, quan tâm, lo lắng hay giận dữ với bé. Khoảng 7 tháng tuổi, bé có thể dùng cử chỉ tay (hoặc các dấu hiệu cơ thể khác) có ý nghĩa. Ví dụ, bé có thể nâng cả hai tay để báo hiệu rằng bé muốn được bế.
Khi bé 9 tháng, bé có thể nhận ra và phản ứng với tên gọi của bé.
Khi bé được 12-15 tháng tuổi, bé có thể hiểu những yêu cầu đơn giản như: “Đưa nó cho mẹ” hoặc “Mở cửa”…
Đến 2-3 tuổi, bé có thể hiểu cùng lúc 2 yêu cầu như: “Đi xuống bếp và cầm giày của con lên đây”. Bé có vốn từ vựng vài trăm từ và sẽ hiểu nhiều hơn nữa.
Sự hiểu biết ở bé dưới 1 tuổi
Bé dưới 1 tháng tuổi: Thời điểm chào đời, bé chưa có hiểu biết gì về thế giới. Tuy nhiên, bé xây dựng hiểu biết dần dần mỗi ngày. Bé có thể hiểu được biểu hiện nét mặt, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, tình cảm của cha mẹ và người thân. Bé cũng dần hiểu rằng mẹ sẽ làm gì đó để đáp ứng nhu cầu của bé, chẳng hạn khi bé khóc thì được mẹ bế lên hay được mẹ cho ti khi đói.
2-3 tháng tuổi: Bé tiếp tục “hấp thụ” mọi thứ từ môi trường xung quanh. Hoạt động yêu thích của bé là theo dõi những gì đã diễn ra quanh mình. Bé hiểu rằng mẹ sẽ vỗ về, cho ti và chơi với bé khi bé cần.
Nụ cười đầu tiên ở bé là khi bé được khoảng 6 tuần tuổi, mang lại niềm vui cho mẹ. Bé cũng thấy được nụ cười của mẹ và cố gắng để tiếp tục cười với mẹ.
Khoảng 3 tháng, bé có thêm một số âm thanh “ríu rít” với nụ cười – những nỗ lực đầu tiên để có một cuộc trò chuyện với mẹ. Hãy “chớp” lấy nỗ lực của con và sau đó, cho bé nhiều cơ hội để nói chuyện cùng mẹ.
4-7 tháng: Bé có phản ứng khác nhau, tùy vào giọng điệu của mẹ. Khi bạn thân thiện, bé sẽ có phản ứng vui vẻ. Nếu bạn gằn giọng, quát lớn, bé có thể sẽ khóc. Bé cũng biết sự khác biệt giữa khuôn mặt người lạ và người quen thuộc. Khi bé 6-7 tháng, bé có thể khóc nếu được mẹ trao tay cho người khác mà bé chưa nhận ra.
8-12 tháng: Bé bắt đầu hiểu hơn với các yêu cầu đơn giản. Bạn hỏi bé nếu bé muốn ăn tối chưa, bé có thể cho mẹ biết. Bé cũng bắt đầu khám phá nhiều hơn với đồ vật quanh mình. Bạn đưa cho con một đĩa thức ăn, bé có thể ném nó xuống sàn nhà. Đó là cách để bé hiểu rằng, ném đồ vật ở nơi này thì đồ vật sẽ bị rơi xuống nơi khác. Hoặc khi ném, bé sẽ tìm hiểu xem mẹ sẽ làm gì, bé ghi nhận phản ứng của mẹ và để có thể bắt chước trong tương lai. Sau đó, bé tiếp tục trò chơi ném và chờ xem mẹ có phản ứng theo cùng một cách không.
Khoảng 9 tháng, bé nhận ra tên của mình và biết mẹ đang gọi mình. Bé thậm chí sẽ phản ứng bằng cách di chuyển về phía mẹ.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- 3 câu hỏi với bé cắn ti mẹ (08:22:00 21/12/2011)
- Hội chứng bẹt đầu (07:45:00 20/12/2011)
- 5 điều làm đau ngực khi con bú (00:21:00 19/12/2011)
- Vitamin K và sức khỏe bé sơ sinh (08:15:00 16/12/2011)
- Giảm đau sau rạch tầng sinh môn (08:12:00 15/12/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Sự hiểu biết ở bé dưới 1 tuổi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo