Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Ngôn ngữ và nhận thức của bé 17 tháng
08:16:40 04/12/2012
Ở tháng thứ 17, khả năng ngôn ngữ của các bé là khác nhau.
Một số bé bập bẹ chuỗi âm thanh không rõ nghĩa. Một số bé khác thì nói được vài từ rõ rệt và mỗi ngày lại nói thêm được vài từ, bổ sung vào vốn từ vựng đang ngày một dồi dào của bé. Một số bé lại chỉ nói sõi được một từ trong suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần rồi đột nhiên không nói từ đó nữa. Điều này là bình thường vì mỗi bé đạt mốc khác nhau về ngôn ngữ.
Gọi tên đồ vật sẽ giúp bé học từ. Bạn cũng có thể đặt tên các cảm giác, ví dụ: “Cốc nước này nóng đấy” hoặc “Con có nhìn thấy máy bay cao tít trên trời không?”. Khi bạn đẩy con trong xe hoặc đi dạo cùng bé, hãy chỉ cho bé thấy những thứ mà hai mẹ con đang nhìn. Nói bằng ngôn ngữ rõ, chậm của mẹ thay vì bắt chước bập bẹ như bé. Điều cha mẹ nên làm
Khi bạn nấu bữa tối, bạn lấy 3 cốc nhựa với kích thước khác nhau và chỉ cho bé: “Đây là cốc to, đây là cốc nhỡ, còn đây là cái cốc bé”. Cùng hoạt động này, bạn có thể chọn các đồ vật khác trong nhà để dạy con về kích thước.
Nếu bé chưa nói được nhiều, cha mẹ nên nói những câu ngắn bất cứ khi nào có thể, đặc biệt nếu bé từ chối khi mẹ hỏi hoặc yêu cầu điều gì. Hãy nói trực tiếp yêu cầu của mẹ hoặc giải thích thêm để bé hiểu. Ví dụ, nói: “Con ăn sữa chua nhé” thay vì: “Con có đói không? Tại sao con không ăn sữa chua nhỉ?”. Một câu dài với nhiều từ của mẹ có thể là quá sức với bé và những thông tin cơ bản trong đó làm bé không nhớ được. Nên dùng câu khẳng định (Con ăn chuối đi) thay vì câu phủ định (Con không được ném chuối xuống sàn).
Học để chơi
Với người lớn, chơi là cách để thư giãn, chẳng hạn chơi tennis hoặc chơi cờ. Nhưng đối với các bé, chơi có nghĩa là học. Thông qua vui chơi, bé học được về đồ vật, giúp bé nhận biết xung quanh, phát triển trí não, các giác quan, vận động… Dù đó là trò chơi xếp bát nhựa, gõ thìa vào bát, đào đất hay đá bóng thì bé cũng được vận động cơ thể, hiểu về sự đa dạng của đồ vật, những gì bé nghe được, ngửi được hay sờ thấy…
Sáng tạo nghệ thuật cũng là một trong nhiều hoạt động được bé ưa thích. Khi bạn dạy bé cầm một cái bút chì màu, bé có thể kẻ ra vài đường thẳng hay đường gợn sóng trên giấy trắng hoặc trên trang sách. Bây giờ, khả năng cầm bút của bé đã tốt hơn nên một số bé, thậm chí còn vẽ được hình tròn (tuy chưa tròn lắm). Một vài tháng trước, bé còn cầm bút để mút và gặm thì lúc này, bé biết vẽ nhiều hơn, tạo ra nhiều hình dạng khác nhau trên giấy.
Đưa cho bé một tờ giấy dày để bé được tự do vẽ vời theo cách mà bé muốn. Bạn đưa cho bé vài cái bút màu có thân to để vừa vặn với tay của bé. Nếu bé không quan tâm tới vẽ, bạn có thể cho bé ra ngoài cùng vẽ trên nền sân với phấn trắng. Nghịch ngợm với màu nước hay đất sét cũng là hoạt động thú vị. Hoặc lần đi dạo tới, khuyến khích bé thu thập lá cây, viên sỏi, bông hoa rụng… và những gì bé thích. Khi trở về nhà, hai mẹ con cùng phân loại và dùng keo dán vào một quyển sổ, trang trí bên cạnh là màu vẽ.
Bây giờ bé còn có thể ăn và nhai được nhiều loại thực phẩm, từ thịt tới mì ống, rau cải; đồng thời, bé bộc lộ rõ nét hơn với những thứ bé thích và không thích. Các chuyên gia gọi giai đoạn này ở bé là “giai đoạn chất liệu” – tức là nên đa dạng thực phẩm cho bé, thay vì chỉ chú trọng tới mùi vị thức ăn. Đó chính là chìa khóa giúp bé có thói quen ăn uống không kén chọn. Bạn có thể cho con ăn dâu tây cắt vụn, bánh quy, chuối… hoặc thử những món mà mới một vài tháng trước, bé còn lắc đầu từ chối.
Một số bé bập bẹ chuỗi âm thanh không rõ nghĩa. Một số bé khác thì nói được vài từ rõ rệt và mỗi ngày lại nói thêm được vài từ, bổ sung vào vốn từ vựng đang ngày một dồi dào của bé. Một số bé lại chỉ nói sõi được một từ trong suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần rồi đột nhiên không nói từ đó nữa. Điều này là bình thường vì mỗi bé đạt mốc khác nhau về ngôn ngữ.
Gọi tên đồ vật sẽ giúp bé học từ. Bạn cũng có thể đặt tên các cảm giác, ví dụ: “Cốc nước này nóng đấy” hoặc “Con có nhìn thấy máy bay cao tít trên trời không?”. Khi bạn đẩy con trong xe hoặc đi dạo cùng bé, hãy chỉ cho bé thấy những thứ mà hai mẹ con đang nhìn. Nói bằng ngôn ngữ rõ, chậm của mẹ thay vì bắt chước bập bẹ như bé. Điều cha mẹ nên làm
Khi bạn nấu bữa tối, bạn lấy 3 cốc nhựa với kích thước khác nhau và chỉ cho bé: “Đây là cốc to, đây là cốc nhỡ, còn đây là cái cốc bé”. Cùng hoạt động này, bạn có thể chọn các đồ vật khác trong nhà để dạy con về kích thước.
Nếu bé chưa nói được nhiều, cha mẹ nên nói những câu ngắn bất cứ khi nào có thể, đặc biệt nếu bé từ chối khi mẹ hỏi hoặc yêu cầu điều gì. Hãy nói trực tiếp yêu cầu của mẹ hoặc giải thích thêm để bé hiểu. Ví dụ, nói: “Con ăn sữa chua nhé” thay vì: “Con có đói không? Tại sao con không ăn sữa chua nhỉ?”. Một câu dài với nhiều từ của mẹ có thể là quá sức với bé và những thông tin cơ bản trong đó làm bé không nhớ được. Nên dùng câu khẳng định (Con ăn chuối đi) thay vì câu phủ định (Con không được ném chuối xuống sàn).
Học để chơi
Với người lớn, chơi là cách để thư giãn, chẳng hạn chơi tennis hoặc chơi cờ. Nhưng đối với các bé, chơi có nghĩa là học. Thông qua vui chơi, bé học được về đồ vật, giúp bé nhận biết xung quanh, phát triển trí não, các giác quan, vận động… Dù đó là trò chơi xếp bát nhựa, gõ thìa vào bát, đào đất hay đá bóng thì bé cũng được vận động cơ thể, hiểu về sự đa dạng của đồ vật, những gì bé nghe được, ngửi được hay sờ thấy…
Sáng tạo nghệ thuật cũng là một trong nhiều hoạt động được bé ưa thích. Khi bạn dạy bé cầm một cái bút chì màu, bé có thể kẻ ra vài đường thẳng hay đường gợn sóng trên giấy trắng hoặc trên trang sách. Bây giờ, khả năng cầm bút của bé đã tốt hơn nên một số bé, thậm chí còn vẽ được hình tròn (tuy chưa tròn lắm). Một vài tháng trước, bé còn cầm bút để mút và gặm thì lúc này, bé biết vẽ nhiều hơn, tạo ra nhiều hình dạng khác nhau trên giấy.
Đưa cho bé một tờ giấy dày để bé được tự do vẽ vời theo cách mà bé muốn. Bạn đưa cho bé vài cái bút màu có thân to để vừa vặn với tay của bé. Nếu bé không quan tâm tới vẽ, bạn có thể cho bé ra ngoài cùng vẽ trên nền sân với phấn trắng. Nghịch ngợm với màu nước hay đất sét cũng là hoạt động thú vị. Hoặc lần đi dạo tới, khuyến khích bé thu thập lá cây, viên sỏi, bông hoa rụng… và những gì bé thích. Khi trở về nhà, hai mẹ con cùng phân loại và dùng keo dán vào một quyển sổ, trang trí bên cạnh là màu vẽ.
Bây giờ bé còn có thể ăn và nhai được nhiều loại thực phẩm, từ thịt tới mì ống, rau cải; đồng thời, bé bộc lộ rõ nét hơn với những thứ bé thích và không thích. Các chuyên gia gọi giai đoạn này ở bé là “giai đoạn chất liệu” – tức là nên đa dạng thực phẩm cho bé, thay vì chỉ chú trọng tới mùi vị thức ăn. Đó chính là chìa khóa giúp bé có thói quen ăn uống không kén chọn. Bạn có thể cho con ăn dâu tây cắt vụn, bánh quy, chuối… hoặc thử những món mà mới một vài tháng trước, bé còn lắc đầu từ chối.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 16 tháng (09:50:00 02/12/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 15 tháng (09:37:00 30/11/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 14 tháng (09:29:00 29/11/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 13 tháng (14:30:00 28/11/2012)
- Trò chơi nhận biết bộ phận cơ thể (13:17:00 27/11/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ngôn ngữ và nhận thức của bé 17 tháng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo