Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Ngôn ngữ và nhận thức của bé 16 tháng
09:33:40 02/12/2012
Bé 16 tháng có thể nói được 7 từ hoặc nhiều hơn, một cách rõ nghĩa hơn. Nhưng trong giao tiếp hàng ngày, bé vẫn thích dùng tay chỉ hoặc các ngôn ngữ cử chỉ khác để nói cho mẹ biết điều bé muốn hoặc thứ bé đang nhìn thấy.
Bé chập chững biết đi hiểu biết nhiều hơn những gì bé có thể nói được. Bạn có thể phát hiện ra một ngày, bé biết cất chìa khóa vào chỗ quy định hoặc lấy giày, dép cho mẹ khi thấy mẹ chuẩn bị đi làm. Điều cha mẹ nên làm
Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên nói chậm nhưng thật rõ ràng. Bạn có thể hát ru một bài dài hoặc đọc liền mạch tới khi hết một câu chuyện khi bé còn nhỏ nhưng bây giờ, mỗi lần đọc một đoạn ngắn, bạn nên dừng lại để bé chú ý. Sử dụng các từ chính xác khi nói về sự vật, ví dụ “đũa” thay vì “đúa”… để giúp bé học nói cho đúng.
Được cha mẹ lắng nghe mà không bị ngắt lời cũng rất cần thiết cho bé ở giai đoạn này. Những bé có cha mẹ hay người chăm sóc biết lắng nghe thì sẽ trở thành những người biết lắng nghe tốt hơn – điều này còn thúc đẩy kỹ năng nói cho bé.
Phát triển các giác quan cho bé
Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một hành trình khám phá với bé đang tuổi chập chững. Bé chạm vào, nghe, ngửi, mút… tất cả những gì bé tìm được. Bạn có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ thông qua các trải nghiệm giác quan bằng cách gọi tên hoặc mô tả những sự vật, hiện tượng khi cùng con đi ra ngoài: “Con nghe thấy tiếng chim kêu không? Con nhìn xem có chú ong đang chập chờn bên bông hoa kìa?”. Bạn cũng có thể thách thức bé tìm một thứ gì đó thú vị như: “Tìm cho mẹ một viên sỏi trắng, bé bằng ngón tay cái”…
Đọc cho bé: Khi bạn đọc cho con, bạn nên chỉ vào những đồ vật rồi đọc tên đồ vật tương ứng như quả bóng, con mèo, con chó… Đồng thời, hỏi bé xem: “Tìm cho mẹ con gà (mặt trăng, ôtô) trong sách nào” thì bé cũng sẽ háo hức làm theo yêu cầu của mẹ.
Bé chập chững biết đi hiểu biết nhiều hơn những gì bé có thể nói được. Bạn có thể phát hiện ra một ngày, bé biết cất chìa khóa vào chỗ quy định hoặc lấy giày, dép cho mẹ khi thấy mẹ chuẩn bị đi làm. Điều cha mẹ nên làm
Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên nói chậm nhưng thật rõ ràng. Bạn có thể hát ru một bài dài hoặc đọc liền mạch tới khi hết một câu chuyện khi bé còn nhỏ nhưng bây giờ, mỗi lần đọc một đoạn ngắn, bạn nên dừng lại để bé chú ý. Sử dụng các từ chính xác khi nói về sự vật, ví dụ “đũa” thay vì “đúa”… để giúp bé học nói cho đúng.
Được cha mẹ lắng nghe mà không bị ngắt lời cũng rất cần thiết cho bé ở giai đoạn này. Những bé có cha mẹ hay người chăm sóc biết lắng nghe thì sẽ trở thành những người biết lắng nghe tốt hơn – điều này còn thúc đẩy kỹ năng nói cho bé.
Phát triển các giác quan cho bé
Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một hành trình khám phá với bé đang tuổi chập chững. Bé chạm vào, nghe, ngửi, mút… tất cả những gì bé tìm được. Bạn có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ thông qua các trải nghiệm giác quan bằng cách gọi tên hoặc mô tả những sự vật, hiện tượng khi cùng con đi ra ngoài: “Con nghe thấy tiếng chim kêu không? Con nhìn xem có chú ong đang chập chờn bên bông hoa kìa?”. Bạn cũng có thể thách thức bé tìm một thứ gì đó thú vị như: “Tìm cho mẹ một viên sỏi trắng, bé bằng ngón tay cái”…
Đọc cho bé: Khi bạn đọc cho con, bạn nên chỉ vào những đồ vật rồi đọc tên đồ vật tương ứng như quả bóng, con mèo, con chó… Đồng thời, hỏi bé xem: “Tìm cho mẹ con gà (mặt trăng, ôtô) trong sách nào” thì bé cũng sẽ háo hức làm theo yêu cầu của mẹ.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 15 tháng (09:37:00 30/11/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 14 tháng (09:29:00 29/11/2012)
- Ngôn ngữ và nhận thức của bé 13 tháng (14:30:00 28/11/2012)
- Trò chơi nhận biết bộ phận cơ thể (13:17:00 27/11/2012)
- Tạo giấc ngủ ngon cho bé 1-2 tuổi (09:08:00 26/11/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ngôn ngữ và nhận thức của bé 16 tháng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo